Tổng hợp các mũi vaccine thú cưng mà nhất định “sen” phải nắm rõ
Tiêm vaccine là cách tốt nhất để giúp cho thú cưng của bạn phòng chống được bệnh nguy hiểm, bệnh truyền nhiễm, bệnh không có thuốc chữa. Để thú cưng của mình có thể lớn lên một cách khỏe mạnh thì việc tiêm phòng vaccine nên được thực hiện ngay từ nhỏ. Tiêm vaccine thú cưng trở thành việc thiết yếu trong quá trình nuôi để đảm bảo an toàn cho thú cưng của bạn và mọi người. Liệu bạn đã biết cách tiêm phòng đúng và đủ cho thú cưng của mình chưa? Hãy cùng Pet Joy đi tìm câu trả lời cho câu nghi vấn này nhé!
Nội dung bài viết
Tại sao bạn cần phải tiêm phòng vaccine cho thú cưng?
-Giúp thú cưng của bạn giữ được thể trạng tốt và khỏe mạnh
-Trong trường hợp tiêm vacxin mà thú cưng vẫn bị nhiễm bệnh thì bệnh sẽ nhẹ hơn rất nhiều và ít/không có biến chứng
-Bảo vệ con người khỏi sự lây nhiễm của các bệnh truyền nhiễm lây giữa thú cưng và người
Lịch trình phù hợp tiêm phòng cho thú cưng
Lịch trình tiêm phòng cho chó:
Mũi tiêm 1:
Thời gian từ 6-8 tuần: Mũi 5 bệnh (Care virus, Parvovirus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm)
Tiêm sau khi bé cún dứt sữa mẹ và tập trung cho bé ăn cơm vì lúc đó hết kháng thể trong sữa mẹ và tiếp xúc các nguồn thực phẩm khác
Mũi tiêm 2:
Thời gian từ 10-12 tuần: Mũi 7 bệnh (tương tự như mũi 5 bệnh nhưng có thêm Lepto và Corona)
Chú ý: mũi thứ 2 không được sớm hơn 3 tuần và muộn quá 4 tuần kể từ khi tiêm mũi 1
Mũi tiêm 3:
Mũi 7 bệnh
Chú ý: mũi thứ 3 không được sớm hơn 3 tuần và muộn quá 4 tuần kể từ khi tiêm mũi 2
Phòng dại:
Thời gian: 3 tháng
Tiêm phòng dại nhắc lại mũi này hàng năm
Chú ý: tiêm phòng dại không liên quan đến các mũi tiêm phòng trước đó
Nhắc lại mũi 7 bệnh:
Thời gian: 1 năm
Tiêm phòng lại 1 mũi 7 bệnh
Lưu ý: nên tiêm mũi 7 bệnh thay vì 5 bệnh vì khuẩn xoắn Lepto và Corona đều rất nguy hiểm và dễ lây nhiễm. Nên tiêm vào gần sinh nhật cún hoặc các mốc dễ nhớ
Nhắc lại:
Thời gian: hàng năm
Tiêm nhắc lại mũi 7 bệnh
Tiêm nhắc lại phòng dại
Lịch trình tiêm phòng cho chó cần tuân thủ liệu trình như sau:
Mũi thứ 1: Tiêm cho cún cưng vào lúc 6~8 tuần tuổi, khi mà bé cún đã tương đối cứng cáp, chuẩn bị dừng sữa mẹ và bắt đầu tập ăn cơm thịt. Khi đó lượng kháng thể trong sữa mẹ giảm, bé cún cần được tiêm phòng mũi 5 bệnh để có đề kháng trước các bệnh nguy hiểm.
Mũi thứ 2: Không sớm hơn 3 tuần và muộn quá 4 tuần sau mũi thứ 2, bạn phải tiêm phòng cho bé cún mũi 7 bệnh để đề phòng thêm bệnh Lepto và Corona.
Mũi thứ 3: Tương tự như mũi 2 và không được quá sớm hay quá muộn. Nếu quá muộn bạn phải tiêm lại liệu trình này từ đầu.
Mũi phòng dại: Khi bé cún cứng cáp được 6~8 tháng.
Mũi tiêm nhắc lại hàng năm: Tiêm phòng mũi 7 bệnh cho cún hàng năm vào các mốc thời gian dễ nhớ (sinh nhật, dịp lễ)
Các loại Vaccine tiêm phòng cho thú cưng
Các loại Vaccine tiêm phòng cho chó:
-Vaccine 2in1 (vaccine 2 bệnh): tiêm phòng 2 bệnh nguy hiểm nhất là bệnh Carre virus và bệnh Parvovirus
-Vaccine 5in1 (vaccine 5 bệnh): Tiêm phòng 5 loại virus gây bệnh: bệnh Parvovirus, bệnh Carre virus, bệnh trên hô hấp, bệnh viêm gan, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm
-Vaccine 7in1 (Vaccine 7 bệnh): Tiêm phòng 7 loại virus gây bệnh: bệnh Parvovirus, bệnh Carre virus, bệnh trên hô hấp, bệnh viêm gan, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh xoắn khuẩn gây tổn thương đa phủ tạng chủng canicola, bệnh xoắn khuẩn gây tổn thương đa phủ tạng chủng icterohaemorrhagiae
Các loại Vaccine tiêm phòng cho mèo:
Có khá nhiều sản phẩm vaccine dành cho mèo ở trên thị trường, mỗi sản phẩm sẽ cách sử dụng riêng và chỉ bác sĩ thú y mới được sử dụng các sản phẩm này. Sự khác biệt lớn nhất giữa các sản phẩm vaccine cho mèo đó chính là nó có chứa tá chất hay không. Những loại vaccine cũ thường chứa các thành phần được gọi là tá chất, thứ sẽ làm cho cơ thể tăng sự miễn dịch để chống lại vaccine. Vaccine này thường phát huy rất tốt, nhưng bên cạnh đó cũng khiến cho một số chú mèo gặp các tác dụng phụ. Phổ biến nhất là mèo bị sưng tấy hoặc có dấu hiệu thâm tím ở vùng tiêm. Hiện nay. nhiều bác sĩ thú y đang dần dần chuyển sang các loại vaccine không chứa tá chất dành cho mèo.
Lưu ý khi tiêm vaccine cho thú cưng
-Bạn nên đưa thú cưng tới phòng khám hoặc bệnh viện thú y để được tư vấn và tiêm phòng đúng cách, có biện pháp xử lý nếu thú cưng bị sốc phản vệ hay phản ứng lại với thuốc vaccine
-Cần xét nghiệm máu trước khi tiêm vacxin để có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của thú cưng
-Sau khi tiêm xong cần theo dõi và chăm sóc cho thú cưng tốt hơn, kiêng tắm
-Kiêng cho bé cưng ăn thức ăn có chứa nhiều mỡ, ăn sữa hay ăn đồ tanh ít nhất là 1 tuần
-Nếu tiêm không đúng cách vaccine sẽ không có tác dụng, có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thú cưng
-Không tiêm khi thú cưng của bạn có biểu hiện bị sốt hoặc khi có biểu hiện bệnh lý…
-Bạn nên tẩy giun cho thú cưng trước khi chúng được chích ngừa
-Trong vòng 14 ngày sau khi tiêm vaccine thì không nên dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm cho thú cưng của mình
Tiêm vaccine là cách tốt nhất để giúp bé cưng tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm, bệnh hiểm không có thuốc chữa. Rất nhiều trường hợp không tuân thủ liệu trình dẫn đến thú cưng tử vong chỉ trong vòng vài ngày. Tiêm phòng cho thú cưng là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tuổi thọ cho các bé.
Bệnh Viện Thú Y Pet Joy cung cấp dịch vụ Phẫu thuật theo yêu cầu: triệt sản, cắt đuôi và Phẫu thuật điều trị: nối xương, sỏi niệu, mổ bướu… Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hoặc làm xét nghiệm: Siêu âm, X-Quang, Xét nghiệm máu, virus, nước tiểu, da, kháng sinh đồ…Bên cạnh đó, Pet Joy cung cấp dịch vụ cấp cứu 24/24 kể cả ngày lễ. Trường hợp cấp cứu sau 19h xin vui lòng liên hệ trước và mang thú cưng tới Pet Joy bạn nhé!.
BỆNH VIỆN THÚ Y PET JOY
Cấp cứu 24/24
Cs1: 399 Hoàng Văn Thụ, P2, Q. Tân Bình
Cs2: 46C Lê Hồng Phong, P2, Q5
Cs3: 113B Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh
Cs4: 105 Nguyễn Thị Thập, Khu đô thị Himlam, P Tân Hưng, Quận 7
Tư vấn miễn phí : 0979063460
Tin liên quan
TRIỆT SẢN CHO THÚ CƯNG - TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT Những người mới lần đầu nuôi thú cưng chắc hẳn đều cảm...
Hướng dẫn thủ tục giấy tờ vận chuyển đường bay dành cho thú cưng từ Việt Nam sang Châu Âu Với nhiều gia đình,...
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo (Feline infectious Enteritis), là mối đe dọa lớn...