Giờ phục vụ: 08:00AM - 19:00PM (cấp cứu 24/24h)

Lịch Tiêm Vaccine Phòng Bệnh cho Chó Mèo 1/2025

Phan Thị Nhân 10/12/2024 261 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Tiêm phòng đầy đủ là bước quan trọng và cần thiết để giúp thú cưng luôn phát triển khỏe mạnh và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Để đạt hiệu quả tối ưu, việc tiêm vaccine cần được thực hiện đúng thời điểm và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của chó mèo. Vì vậy, trong bài viết sau đây, Pet Joy sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về lịch tiêm vaccine chó mèo mới nhất. Các chủ nuôi hãy cập nhật, tham khảo và áp dụng ngay cho thú cưng của mình nhé!

Vaccine cho chó mèo là gì?

Vaccine chó mèo là một chế phẩm sinh học chứa kháng nguyên, bắt chước các vi sinh vật gây bệnh để kích thích hệ miễn dịch của thú cưng sản sinh kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Theo đó, khi vaccine được đưa vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ nhận diện đây là các kháng nguyên lạ cần phải ghi nhớ và hủy diệt. Sau này, khi chó hoặc mèo tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh thực thụ, hệ thống miễn dịch của chúng sẽ nhận ra và sẵn dàng tiêu diệt các tác nhân này, bảo vệ cơ thể mèo khỏi nguy cơ gây ra các bệnh truyền nhiễm hoặc giảm tối đa các biến chứng khi mắc bệnh.

Tiêm vaccine chó mèo
Vaccine là một chế phẩm sinh học giúp cơ thể tạo ra kháng thể giúp chó mèo chống lại các bệnh truyền nhiễm.

Tại sao phải tiêm vaccine cho chó mèo?

Tiêm vaccine không chỉ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho thú cưng mà còn đảm bảo sự an toàn cho những thành viên trong gia đình và cả cộng đồng. Cụ thể:

Bảo vệ sức khỏe: Chó mèo được tiêm phòng đầy đủ sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa được các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: bệnh dại, parvo, care, viêm gan, cúm và suy giảm bạch cầu,… từ đó giúp nâng cao tuổi thọ cho thú cưng.

Ngăn lừa lây nhiễm: Tiêm vaccine cho chó mèo còn là giải pháp để bảo vệ con người khỏi các bệnh nguy hiểm có thể lây nhiễm từ thú cưng sang con người, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tuân thủ pháp luật: Tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, tiêm phòng vaccine (bệnh dại) là yêu cầu bắt buộc đối với những người nuôi chó mèo. Điều này không chỉ giúp kiểm soát dịch bệnh mà còn đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

Tiết kiệm chi phí điều trị: Chi phí điều trị các bệnh truyền nhiễm ở chó mèo thường rất cao và chưa chắc mang lại kết quả tốt. Tiêm vaccine là cách phòng bệnh hiệu quả và kinh tế hơn nhiều so với việc điều trị khi đã nhiễm bệnh.

An toàn và hiệu quả: Vắc xin cho chó mèo đã được nghiên cứu và chứng minh là an toàn, không gây đau đớn và mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, một số loại vaccine chỉ cần tiêm một lần hoặc tiêm theo lịch trình khuyến nghị của các bác sĩ thú y.

Tiêm vaccine chó mèo
Tiêm vacxin bảo vệ sức khỏe thú cưng, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh nguy hiểm

Các loại vaccine phổ biến cho chó mèo

Các mũi vaccine nên tiêm phòng cho chó

Để giúp chó tránh khỏi những bệnh nguy hiểm, bạn cần tiêm một số mũi vaccine quan trọng dưới đây:

Vaccine phòng bệnh Care (bệnh sài sốt)

Care là bệnh truyền nhiễm ở chó do tiếp xúc trực tiếp với chất bài tiết như: nước mũi, nước bọt, nước tiểu, phân,… của con vật nhiễm bệnh. Hoặc tiếp xúc gián tiếp thông qua các dụng cụ như: bát thức ăn, đồ chơi, lồng nuôi nhốt hoặc môi trường nhiễm virus. Chó mắc bệnh sẽ có các triệu chứng như: ủ rũ, chán ăn, sốt cao, mắt đỏ, rỉ mắt màu xanh, mũi chảy nước,… hoặc nếu nặng hơn là lên cơn co giật, động kinh và đe dọa đến tính mạng. Bệnh này do virus Canine Distemper Virus (CDV) gây ra nên không có thuốc đặc trị, vì vậy cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vaccine đúng lịch theo hướng dẫn của các bác sĩ thú y và giữ môi trường sống sạch sẽ, tránh để chó tiếp xúc với nguồn bệnh.

Vaccine phòng bệnh Parvo

Parvo là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường lây qua thức ăn, nước uống, phân hoặc các vật dụng của chó nhiễm bệnh. Virus này tấn công mạnh vào đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như: đi ngoài, phân lỏng có máu và mùi hôi tanh, nôn mửa, mất nước và co giật. Bệnh này hiện vẫn chưa có thuốc điều trị nên biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của thú cưng là tiêm phòng vaccine sớm sau đó tiêm nhắc lại theo lịch định kỳ.

Vaccine phòng bệnh dại

Bệnh dại là bệnh lây truyền do virus gây ra, không chỉ gây nguy hiểm đến chó mà còn có thể lây sang người thông qua các vết cắn, vết cào hoặc nước bọt. Chó nhiễm bệnh, sẽ có biểu hiện thần kinh bất thường, ảo giác, sợ nước, cơ bắp bại liệt và có thể dẫn đến tử vong. Người mắc bệnh dại cũng có biểu hiện tương tự như chó. Bệnh hiện không có thuốc đặc trị nên nếu mắc bệnh thì không thể tiêm phòng hoặc chữa trị, chỉ có thể hỗ trợ theo tình trạng bệnh. Vì vậy, để bảo vệ chó và sức khỏe của cộng đồng, các chủ nuôi nên tiêm vaccine phòng ngừa cho chó càng sớm càng tốt. Hiện nay, loại vắc xin này cũng là yêu cầu bắt buộc về mặt pháp lý ở một số quốc gia trong đó có Việt Nam.

Vaccine phòng bệnh viêm gan

Bệnh viêm gan là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu, phân, nước bọt của chó nhiễm bệnh. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: mệt mỏi, sốt, biếng ăn, ủ rũ, tiêu chảy, tế bào bạch cầu thấp. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến đông máu, bụng phình to, trong một số trường hợp có thể tử vong. Tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan là cách hiệu quả nhất để bảo vệ chó khỏi nguy cơ mắc bệnh. Vaccine này thường được tích hợp trong các mũi tiêm hỗn hợp 5 bệnh hoặc 7 bệnh.

Vaccine phòng bệnh cúm và viêm khí quản

Đây là những bệnh thường gặp ở chó vào thời điểm giao mùa và dễ lây lan qua đường hô hấp. Khi nhiễm bệnh chó thường có các biểu hiện như: sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, khó thở,… Tuy nhiên, khi không điều trị kịp thời, một số con cũng có thể xuất hiện triệu chứng co giật và có thể dẫn đến tử vong. Để hạn chế tình trạng cúm và viêm khí quản ở chó, tiêm vaccine phòng bệnh được xem là một trong những biện pháp hiệu quả nhất hiện nay.

Vaccine phòng bệnh Lepto

Lepto cũng là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở chó do vi khuẩn Leptospira gây ra, lây lan qua các vết thương hở, qua nước, đất, thức ăn hoặc vật dụng bị nhiễm nước tiểu của động vật có mầm bệnh. Chó mắc bệnh thường có các triệu chứng như sốt cao, nôn mửa, ủ rũ, chán ăn, tiêu chảy, vàng da và có thể dẫn đến tử vong nếu đã bước vào giai đoạn nguy hiểm. Để bảo vệ thú cưng và làm giảm nguy cơ lây bệnh cho con người, bạn nên tiêm vaccine phòng Lepto từ sớm cho chó.

Tiêm vaccine chó mèo
Ở chó mũi tiêm 5 bệnh, mũi 7 bệnh và mũi phòng dại là quan trọng nhất

Các mũi vaccine nên tiêm phòng cho mèo

Đối với mèo, các chủ nuôi không nên bỏ qua những mũi vaccine sau:

Vaccine phòng bệnh dại: Đây là bệnh rất nguy hiểm và có thể lây lan qua không chỉ giữa động vật mà còn có thể lây sang người thông qua nước bọt hoặc vết thương hở. Vì vậy để đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân, những người xung quanh và kể cả mèo, bạn nên mang chúng đến các bệnh viện thú y để tiêm vắc xin phòng dại định kỳ mỗi năm một lần.

Vaccine phòng bệnh giảm bạch cầu: Giảm bạch cầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà mèo thường xuyên mắc phải, do virus Felien parvovirus (F.P.V) gây ra với tỷ lệ tử vong cao từ 50%–90%. Bệnh lây lan rất nhanh qua phân, nước tiểu hoặc môi trường nhiễm bệnh. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe và tăng tuổi thọ cho mèo cưng, các chủ nuôi cần tiêm vắc xin chống lại bệnh bạch cầu cho mèo ngay từ khi  8 tuần tuổi.

Vaccine phòng bệnh viêm mũi, viêm khí quản: Đây là bệnh do virus herpes gây ra làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp trên. Các triệu chứng phổ biến bao gồm: chảy nước mũi, sốt, mệt mỏi, viêm kết mạc, loét giác mạc,… Bệnh này lây lan nhanh và rất dễ bùng phát nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm mũi và viêm khí quản ở mèo.

Vaccine phòng bệnh do Herpesvirus: Bệnh do Herpesvirus là bệnh liên quan đến đường hô hấp hay còn gọi là bệnh cúm mèo. Bệnh lây lan nhanh qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua nước bọt, nước mắt và dịch tiết mũi. Triệu chứng phổ biến của loại bệnh này bao gồm: hắt hơi, chảy nước mũi, mắt đỏ, viêm loét giác mạc, sốt và chán ăn. Để phòng chống bệnh do Herpesvirus, bạn nên tiêm vắc xin phòng chống bệnh này cho mèo theo hướng dẫn của các bác sĩ thú y.

Tiêm vaccine chó mèo
Ở mèo ngoài phòng dại thì mũi tiêm 4 bệnh cần được tiêm nhắc lại hàng năm

Lịch tiêm phòng vaccine cho chó mèo

Việc tiêm vaccine đúng thời điểm là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe chó mèo, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà chưa có thuốc đặc trị. Dưới đây là lịch tiêm phòng chi tiết cho thú cưng bạn có thể tham khảo:

Lịch tiêm vacxin đối với chó

Mũi 1: Mũi vaccine 5 bệnh này gồm bệnh: care virus, pravo virus, ho cũi chó, viêm gan truyền nhiễm, phổi cúm, sẽ được tiêm sau khi chó được khoảng 6 đến 8 tuần tuổi. Đây là thời điểm chó đã cứng cáp và bắt đầu dứt sữa mẹ, kháng thể trong sữa mẹ sẽ giảm, vì vậy chó cần tiêm phòng để bổ sung các kháng thể phòng chống các bệnh nguy hiểm.

Mũi 2: Mũi vaccine 7 gồm 5 bệnh mũi 1 và thêm 2 bệnh là Lepto, Coronavirus tiêm trong vòng 3 đến 4 tuần tiếp theo sau khi hoàn thành mũi thứ nhất.

Mũi 3: Cũng là mũi 7 bệnh nhưng tiêm vào khoảng thời gian 10 – 12 tuần tuổi. Mũi tiêm này cần đảm bảo tiêm đúng thời điểm, thời gian, không được tiêm quá sớm hoặc quá muộn, nếu không sẽ phải tiêm lại từ đầu.

Mũi tiêm phòng dại: Đây là mũi tiêm không liên quan đến các mũi tiêm phòng trước đó, vì vậy khi chó đủ 12-13 tuần tuổi bạn nên tiến hành tiêm mũi tiêm này cho chó

Mũi tiêm nhắc lại: Hàng năm, bạn cần tiêm nhắc lại vaccine 7 bệnh và vaccine phòng dại mỗi năm một lần.

Tiêm vaccine chó mèo
Lịch tiêm vaccine cho chó

Lịch tiêm vacxin đối với mèo

Mũi 1: Tiêm mũi 4 bệnh giảm bạch cầu, viêm mũi – khí quản truyển nhiễm, herpervirus cho mèo khi chúng đạt từ 2 đến 4 tháng tuổi.

Mũi 2: Tiêm nhắc lại vaccine 4 bệnh như trên và tiêm cách mũi 1 từ 4 – 6 tuần.

Mũi 3: Tiêm nhắc lại vaccine 4 bệnh cách mũi thứ 2 khoảng 4 tuần.

Mũi phòng dại: Tiêm khi mèo đủ từ 3 tháng tuổi trở lên

Mũi nhắc lại: Sau khi đã hoàn thành các mũi tiêm cơ bản ở trên, hàng năm các chủ nuôi cần đưa mèo đến cơ sở thú y để nhắc lại các mũi 4 bệnh và mũi phòng dại theo chỉ định.

Tiêm vaccine chó mèo
Lịch tiêm vaccine cho mèo

Để cập nhật chính xác lịch tiêm phòng cho thú cưng của mình, bạn nên đưa chúng đến ngay các bệnh viện thú y uy tín như Pet Joy để được các bác sĩ kiểm tra, thăm khám và đưa ra tư vấn phù hợp nhất.

Những lưu ý quan trọng khi tiêm vaccine cho chó mèo

Để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho thú cưng thì trước và sau khi tiêm vaccine các chủ nuôi cần chú ý một số vấn đề như sau:

Trước khi tiêm vacxin cho thú cưng

  • Nên tiêm vacxin khi chó mèo có sức khỏe tốt, không tiêm khi chúng có các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, tiêu chảy, hệ miễn dịch suy giảm hoặc mắc các bệnh khác.
  • Tẩy giun sán và ký sinh trùng trước khi tiêm để tạo miễn dịch tốt hơn và tăng khả năng hấp thu vaccine của chó và mèo.
  • Đưa thú cưng đến bệnh viện thú y để được bác sĩ kiểm tra tuổi, tình trạng sức khỏe và tư vấn lịch trình tiêm phòng phù hợp.
  • Lựa chọn loại vắc xin uy tín và hỏi bác sĩ thú y về thành phần, tác dụng và hạn sử dụng trước khi tiêm cho thú cưng của bạn để đảm bảo quá trình tiêm phòng diễn ra an toàn, tránh tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
  • Tuân thủ đầy đủ các khuyến cáo về việc tiêm phòng vắc xin chó mèo.

Sau khi tiêm vacxin cho thú cưng

  • Hãy quan sát các phản ứng của thú cưng sau khi tiêm, nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào như: ngứa, sưng, khó thở hoặc các triệu chứng khác, bạn cần liên hệ ngay với các bác sĩ thú y tại bệnh viện thú y Pet Joy để được hỗ trợ.
  • Tránh tắm hoặc cho thú cưng vận động mạnh trong vòng 1 tuần đầu tiên sau khi tiêm để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng hoặc phản ứng phụ.
  • Cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn có mùi tanh để tăng cường hệ miễn dịch, giúp thú cưng tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi nhanh chóng.
  • Tránh tiếp xúc với các thu cưng chưa tiêm phòng trong khoảng vài ngày sau tiêm để giảm nguy cơ lây nhiễm.
  • Ghi chép đầy đủ ngày giờ tiêm, loại vacxin thú cưng đã tiêm vào sổ khám của thú cưng.
  • Tuân thủ lịch trình các đợt tiêm tiếp theo theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả các mũi tiêm.
Tiêm vaccine chó mèo
Khi tiêm vaccine cho thú cưng các chủ nuôi cần lựa chọn cơ sở thú y uy tín

Tác dụng phụ khi tiêm vaccine cho thú cưng

Mặc dù tiêm vaccine là cách hiệu quả để bảo vệ chó mèo khỏi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thế nhưng việc tiêm vaccine có thể khiến thu cưng gặp một số tác dụng phụ nhất định. Trong đó có:

Tác dụng phụ thường gặp

  • Xuất hiện vết sưng đỏ tại chỗ tiêm
  • Thay đổi sắc tố da
  • Mệt mỏi, buồn ngủ và kém năng đồng hơn
  • Hơi sốt và biếng ăn trong thời gian ngắn.
  • Chảy nước mắt hoặc nước mũi do phản ứng với một số thành phần của vacxin
  • Rụng lông

Trong các triệu chứng này, dễ gặp nhất là tình trạng sưng đỏ tại vết tiêm. Để giảm đau và giúp chó, mèo cảm thấy thoải mái hơn, các chủ nuôi nên dùng tay massage nhẹ nhàng xung quanh các vết tiêm.

Ngoài ra, các biểu hiện khác cũng thường xuyên xuất hiện sau khi tiêm và sẽ chỉ kéo dài khoảng 2 đến 3 ngày. Việc bạn cần làm là theo dõi thú cưng tại nhà, đảm bảo chúng được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ.

Tác dụng phụ nghiêm trọng

Một số thú cưng nếu sức đề kháng yếu có thể xảy ra các phản ứng phụ nghiêm trọng như:

  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Ngứa, nổi mẩn hoặc phát ban
  • Thở gấp, thở khò khè
  • Sụt cân
  • Nổi mụn li ti ở xung quanh khu vực tiêm
  • Các triệu chứng nặng hơn như: viêm da, mất khả năng vận động tạm thời.

Nếu gặp các dấu hiệu này, bạn nên đưa chó, mèo đến các cơ sở thú y uy tín ngay lập tứcđể được các bác sĩ thú y để được xử lý kịp thời.

Tác dụng phụ nguy hiểm

Ngoài những phản ứng ở trên, thì khi tiêm vaccine thú cưng có thể gặp một số phản ứng phụ hiếm gặp và rất nguy hiểm như sau: \

  • Sốc phản vệ gây co giật hoặc ngất xỉu
  • Tự cắn chính mình
  • Dị tật hoặc tử vong

Đây là những phản ứng hiếm gặp do chó, mèo thường đã được kiểm tra sức khỏe cẩn thận, kỹ lưỡng, đảm bảo đủ điều kiện trước khi tiêm. Tuy nhiên nó vẫn xảy ra ở một số trường hợp, vì vậy nếu gặp các phản ứng nguy hiểm này bạn nên đưa chúng đến bệnh viện thú y để được xử lý kịp thời nhé.

Tiêm vaccine chó mèo
Nếu không đảm bảo vấn đề về sức khỏe và đề kháng khi tiêm vaccine, chó mèo có thể gặp các phản ứng phụ nghiêm trọng

Các trường hợp không được tiêm phòng vaccine cho thú cưng

Để đảm bảo an toàn về sức khỏe và tính mạng cho thú cưng, dưới đây là một số trường hợp bạn không nên thực hiện tiêm vaccine:

  • Không nên tiêm vaccine cho chó mèo đang trong thời kỳ mang thai, sắp sinh vì vaccine có thể gây ra tình trạng sẩy thai hoặc thai lưu.
  • Với thú cưng chưa dứt sữa mẹ thì cũng chưa cần thiết phải tiêm phòng vaccine bởi đề kháng chủ yếu được cung cấp từ sữa mẹ.
  • Chó, mèo mẹ đang mới sinh xong và đang trong thời kỳ cho con bú cũng không nên tiêm vì có thể gây đau, viêm cục bộ làm ảnh hưởng đến việc tiết sữa
  • Chó, mèo đang trong thười bị bệnh hoặc có các vết thưởng hở. Quá trình này có thể hạn chế khả năng miễn dịch, khiến cho bệnh kéo dài lâu hơn và xảy ra nhiễm trùng cao.

Giá tiêm vaccine chó mèo là bao nhiêu?

Giá tiêm vaccine cho thú cưng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại vaccine, thương hiệu, và địa điểm tiêm phòng. Các vaccine phòng bệnh uy tín, có thương hiệu thường sẽ có giá cao hơn các loại vaccine không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, dịch vụ tiêm phòng tại các thành phố lớn hoặc cơ sở thú y uy tín cũng sẽ có giá cao hơn so với khu vực nông thôn. Dưới đây là giá tiêm một số loại mà bạn có thể tham khảo:

Đối với chó:

  • Mũi 5 bệnh giá thường dao động từ 150.000₫ đến 200.000₫ /mũi
  • Mũi 7 bệnh thường dao động khoảng 200.000₫ đến 300.000₫ /mũi, ở một số phòng khám giá có thể cao hơn lên đến 500.000₫ đến 600.000₫ /mũi
  • Đối với vacxin phòng dại thì dao động khoảng 100.000₫ đến 200.000₫ /mũi

Đối với mèo:

  • Loại vaccine phòng 4 bệnh sẽ có giá dao động từ 250.000₫ đến 350.000₫ /mũi tuy thuộc vào loại thuốc và cơ sở thú y mà bạn chọn
  • Giá vaccine phòng dại sẽ dao động từ 100.000₫ đến 200.000₫ /mũi

Lưu ý, khi tiêm vaccine cho thú cưng các chủ nuôi nên chọn cơ sở thú y uy tín và sử dụng vaccine có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất cho thú cưng.

Địa chỉ tiêm vacxin cho chó, mèo uy tín

Hiện nay, có rất nhiều cơ sở thú y cung cấp dịch vụ tiêm vaccine cho thú cưng, thế nhưng không phải nơi nào cũng được cấp phép. Để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn các bệnh viện thú y, trung tâm thú y uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao và sử dụng vaccine có nguồn gốc rõ ràng.

Pet Joy tự hào là một trong những địa chỉ tiêm vaccine cho chó mèo uy tín hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh, được nhiều chủ nuôi tin tưởng và lựa chọn. Với đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng, chúng tôi cam kết:

  • Mang đến dịch vụ tiêm phòng thú cưng đảm bảo an toàn, đúng quy trình.
  • Kiểm tra sức khỏe cho thú cưng trước khi tiêm
  • Sử dụng vắc-xin chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo hiệu quả phòng ngừa và bảo vệ tối đa cho thú cưng.
  • Môi trường tiêm phòng sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi mang đến sự thoải mái tối đa khi tiêm
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe của thú cưng sau khi tiêm phòng, nếu có bất kỳ phản ứng phụ nào xảy ra, chúng tôi sẽ có các biện pháp xử lý kịp thời.
  • Hỗ trợ tư vấn lịch trình tiêm phòng phù hợp và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các chủ nuôi.
Tiêm vaccine chó mèo
Bệnh viện thú y Pet Joy – địa chỉ tiêm vaccine chó mèo uy tín

Vì vậy nếu bạn đang quan tâm đến lịch tiêm vaccine phòng bệnh cho chó mèo và cần tìm kiếm một cơ sở thú y uy tín hãy liên hệ ngay với Bệnh viện thú y Pet Joy để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch ngay hôm nay nhé.

Ngoài tiêm vaccine, Pet Joy còn cung cấp đa dạng các dịch vụ khác như: Khám và điều trị bệnh, xét nghiệm máu cho thú cưng, triệt sản mèo, spa & grooming, vận chuyển thú cưng quốc tế,…

Mọi thông tin cần được tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

Hotline: 0979063460 – 0842950950

Cs1: 399 Hoàng Văn Thụ, P2, Q. Tân Bình (Cấp cứu 24/24)

Cs2: 46C Lê Hồng Phong, P2, Q5 (Cấp cứu 24/24)

Cs3: 113B Nguyễn Hữu Cảnh, P22, Q. Bình Thạnh

Cs4: 105 Nguyễn Thị Thập, Khu đô thị Him Lam, P Tân Hưng, Quận 7 (Cấp cứu 24/24).

Tin liên quan

13/01/2025 Phan Thị Nhân

Guồng quay của công việc và những trách nhiệm với gia đình, con cái, cộng đồng và xã hội khiến cho nhiều người không có...

14/12/2024 lamvtusername123

Tết đến xuân về, cận kề là Giáng sinh! Thú cưng của bạn cũng cần được chăm sóc và làm đẹp trong dịp cuối năm...

25/11/2024 Phan Thị Nhân

Khi có lịch trình đi công tác, du lịch hoặc định cư lâu dài ở nước ngoài, nhiều người mong muốn mang theo thú cưng...

Đặt Lịch Khám 24/7

Cấp Cứu 24/7

Nhiều Chi Nhánh

Nhiều chương trình khuyến mãi